Apple đã làm gì ở Việt Nam 2 năm qua?

Comments · 501 Views

Apple đã làm gì ở Việt Nam 2 năm qua? Apple đã làm gì ở Việt Nam 2 năm qua? Apple đã làm gì ở Việt Nam 2 năm qua? Apple đã làm gì ở Việt Nam 2 năm qua?

"Còn lâu lắm mới có Apple Store ở Việt Nam. Họ phải 'thắp sáng' thị trường qua các kênh cửa hàng ủy quyền AAR và APR để thay thế hàng xách tay", vị soi cầu cựu quản lý cấp vùng của Apple trả lời Zing vào năm 2019.

 

Thực tế đã cho thấy những gì vị cựu quản lý trên dự báo là chính xác. Từ 2020, Apple tăng cường sự hiện diện của hãng tại Việt Nam bằng cách kết hợp cùng các nhà bán lẻ lớn trong nước, mở rộng chương trình đại lý ủy quyền. Trong 2 năm, doanh số sản phẩm Apple soi cầu, trong đó quan trọng nhất là iPhone, tăng mạnh tại Việt Nam.

 

"Những lý do giúp Apple tăng trưởng tại Việt Nam bao gồm giá trị thương hiệu lớn và chính sách tốt từ iPhone 12 được tiếp tục áp dụng cho dòng iPhone 13. Ngoài ra, chiến lược phân phối mở rộng ở cả kênh trực tuyến, ngoại tuyến giúp Apple tiếp cận soi cầu được nhiều khách hàng hơn", chuyên gia phân tích Ivan Lam của Counterpoint Research trả lời Zing.

 

Bán sớm hơn và điều chỉnh giá

Ởthế hệ iPhone 11 của năm 2019, sản phẩm được ra mắt toàn cầu vào 1/9/2019, bán ra tại các thị trường lớn từ 20/9/2019. Nhưng người dùng Việt Nam phải chờ đợi 42 ngày để được mua iPhone 11 chính hãng. Con số này ở thế hệ iPhone 12 rút ngắn xuống soi cầu còn 37 ngày và 28 ngày với iPhone 13.

 

Có thể thấy, khoảng cách thời gian khi mở bán các dòng iPhone chính hãng tại Việt Nam dần được rút ngắn, người mua không cần phải săn đón hàng xách tay bán sớm ở Singappore hay Hong Kong như trước.

 

Theo những người kinh doanh iPhone xách tay, giai đoạn từ lúc máy quốc tế mở bán đến khi sản phẩm chính hãng có mặt tại Việt Nam là thời gian iPhone nhập khẩu đường tiểu ngạch có sức tiêu thụ mạnh nhất. Vì vậy, việc iPhone chính hãng bán sớm khiến soi cầu thị trường xách tay dần bị thu hẹp.

 

Ngoài ra, theo thông tin từ các hệ thống bán lẻ lớn, từ 2020, lần đầu tiên Apple áp dụng chính sách chiết khấu giá bán cho đại lý Việt Nam. Cụ thể, trước đây nhà bán lẻ trong nước phải nhập iPhone chính ngạch với giá bán tương đương người dùng cuối ở thị trường quốc tế.cou

 

Do đó, giá thành iPhone bị đội lên bởi nhiều loại thuế, chi phí vận hành. Điều này dẫn đến chênh lệch lớn về giá bán giữa sản phẩm iPhone chính hãng và xách tay.

 

Với việc được Apple chiết khấu trực tiếp vào giá bán iPhone mới, nhà bán lẻ trong nước có thể áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng, soi cầu nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, một số hệ thống giảm giá trực tiếp vào giá bán. Nhờ vậy, người dùng có thể tiếp cận iPhone chính hãng với mức giá rẻ hơn.

 

Tác động đến hệ thống bán lẻ

Cùng thời điểm mở bán iPhone 12 vào 2020, Apple phối hợp cùng các nhà bán lẻ trong nước, mở rộng hệ thống AAR (Apple Authorized Store- Cửa hàng Ủy quyền Apple). Theo thông tin từ các đại lý, Apple tích cực làm việc với hệ thống để cung cấp chứng nhận soi cầu AAR trong khoảng thời gian ngắn.

 

Cùng thời điểm, CellphoneS, Di Động Việt và ShopDunk trở thành đại lý ủy quyền Apple, trước khi mở bán iPhone 12 chính hãng. Đến 2021, Minh Tuấn Mobile được kết nạp vào danh sách đại lý ủy quyền của Táo khuyết tại Việt Nam.

 

Để trở thành AAR, đại lý chính hãng phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn mà Apple đưa ra. Một trong những điều kiện quan trọng nhất là không kinh doanh iPhone xách tay, iPhone cũ.

 

Ngoài ra, Táo khuyết còn liên kết với ShopDunk, Thế Giới Di Động khai trương chuỗi cửa hàng độc quyền thương hiệu (mono store). TopZone, ShopDunk Mono, eDigi, F.Studio đem đến không gian trải nghiệm chuyên biệt theo tiêu chuẩn Apple. Có thể hiểu, mono store là Apple Store thu nhỏ của Táo khuyết tại Việt Nam.

 

Bên cạnh đó, Apple kết hợp cùng Shopee, Lazada khai trương gian hàng chính thức của hãng trên hai nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam. Các sàn này cũng có động thái xóa sản phẩm Apple cũ, xách tay.

Comments